Những mẹo chụp ảnh cho người mới là một bài viết do anhcuoi.vn tổng hợp và lược dịch. Nhiếp ảnh là một quá trình thú vị và hấp dẫn. Giờ đây cũng dễ dàng hơn bao giờ hết để bạn có thể bắt đầu.
Những mẹo chụp ảnh cho người mới tận dụng tối đa những gì bạn có
Nên nhớ là những trang bị đi kèm không phải là những thứ quan trọng nhất.
Không thể nào đong đếm được số lượng máy ảnh, ống kính cũng như những trang bị đi kèm theo hiện có trên thị trường hiện nay. Đồng ý rằng có máy này máy kia, máy này tốt hơn, máy kia không bằng.
Nhưng chung quy lại hầu như đa số các máy ảnh hiện nay đều có thể cho ra được một chất lượng hình ảnh không quá khác biệt với nhau nếu đem chúng ra so sánh, có chăng sự khác biệt vẫn còn rất rõ ràng đó là giá cả giữa chúng, có một số dòng máy với giá cả rất cao, theo đó bạn sẽ được trải nghiệm nhiều tính năng hơn và được hỗ trợ tốt hơn.
>>>Xem thêm :10 địa điểm chụp ảnh cưới Đà Lạt siêu đẹp cho các cặp đôi sắp cưới 2020
Những mẹo chụp ảnh cho người mới hài lòng với chiếc máy ảnh bạn đang có
đừng đứng núi này trông núi nọ. Nếu so với các dòng máy ảnh đời cũ thời xưa là các dòng máy ảnh SLR thì thậm chí là các dòng máy ảnh bán chuyên (entry-level) hiện nay vẫn xếp thuộc hàng top trên về chất lượng hình ảnh. Nhưng bằng cách nào đó, các nhiếp ảnh gia thời đó vẫn có cách để chụp được những bức ảnh để đời, và đến nay thì giá trị của nó vẫn còn nguyên vẹn.
Điều quan trọng là ở kỹ năng sáng tạo của bạn và kiến thức về cài đặt máy, làm chủ thiết bị của bạn. Hãy tập trung vào việc này hơn là cứ nghĩ nâng cấp máy lên thì sẽ chụp đẹp hơn, đó là suy nghĩ thụt lùi.
Hãy nắm vững các kiến thức về bố cục
Mình đã có bài viết phân tích khá kỹ về bố cục, bạn có thể xem lại bài viết trước của mình. Để chụp được một bức ảnh đẹp bạn phải nhận thức rõ được rằng mình đang chụp cái gì và sắp xếp mọi thứ như thế nào, không thể đặt mọi thứ ở chế độ tự động được, mọi cài đặt trên máy ảnh hầu như đều có thể auto được, nhưng bố cục thì không, nó do bạn quyết định, nó chiếm 50% vẻ đẹp của bức ảnh.
Hãy bắt đầu với những điều cơ bản nhất về thế nào là một bức ảnh đạt yêu cầu về bố cục. Không được cắt bỏ những phần quan trọng của chủ thể bởi khung hình. Hãy giữ đường chân trời cân bằng, và hãy cố gắng loại bỏ những yếu tố gây nhiễu trong khung hình của bạn bằng cách điều chỉnh bố cục.
Đừng quên quy tắc về sự cân bằng và sự đơn giản mình đã đề cập ở bài trước và nếu bức ảnh đầu tiên chụp ra không ưng ý hãy thử lại đến khi nào bạn cảm thấy hài lòng.
Biết được thiết lập máy trong các trường hợp cụ thể
Nếu bạn có theo dõi các bài viết trước của mình thì mình cũng có đề cập đến việc thiết lập máy như thế nào trong các trường hợp nhất định. Có rất nhiều thiết lập của máy ảnh, và bạn cũng cần phải chụp thử vài tấm để điều chỉnh lại cho phù hợp với điều kiện chụp đặt biệt là với những người mới bắt đầu học chụp thì việc này gần như là phải thực hiện. Thậm chí là các nhiếp ảnh gia lâu năm có kinh nghiệm đi nửa thì cũng hiếm khi nào có thể có được bức ảnh hoàn hảo ngay từ cái bấm máy đầu tiên được.
Hãy học cách thiết lập máy một cách chính xác trong các trường hợp, cài đặt nào thường được để mặc định, để khi bạn cần chụp ngay thì có thể xoay sở kịp, đôi khi có những khoảnh khắc chỉ tồn tại trong tích tắc, nếu bạn cứ loay hoay set máy thì mọi thứ đã qua rồi.
Bên cạnh 3 yếu tố quan trọng nhất đó
- Bạn gần như sẽ sử dụng chế độ single-servo (còn được gọi là One-Shot AF) cho hầu hết các trường hợp chủ thể không chuyển động và chế độ continuous-servo (còn gọi là AI Servo) cho các chủ thể chuyển động.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng chế độ lấy nét tay nếu trời không quá tối khi mà chế độ tự động lấy nét không hoạt động chính xác.
Những mẹo chụp ảnh cho người mới cuối cùng, hãy để định dạng ảnh chụp là định dạng RAW nếu bạn muốn hậu kỳ lại, hoặc có ý định sẽ hậu kỳ trong tương lai. Định dạng JPEG có thể vẫn rất tốt nếu bạn xem lại nhưng việc hậu kỳ lại thì JPEG sẽ khó hơn so với ảnh RAW nhiều, nếu bạn muốn xem sự khác biệt hãy để định dạng file là RAW+JPEG và xuất ra máy tính để kiểm nghiệm thì sẽ rõ.
>>>Xem thêm :11 điều cần lưu ý cho đám cưới hoàn hảo , trang trọng
Đừng để ảnh bị cháy sáng
Khi thiết lập máy hãy chụp thử và quan sát xem bức ảnh có chỗ nào bị cháy sáng không, vì những vùng cháy sáng sẽ không thể nào cứu được nửa. Cá nhân mình, mình sẽ muốn những bức ảnh có bầu trời nhưng vẫn giữ lại những họa tiết của mây, dù cho chủ thể có hơi tối một tí cũng không sao vẫn có thể hậu kỳ lại được.
Mình tin rằng các bạn cũng vậy, ai cũng muốn bức ảnh chụp ra giữ được chi tiết và màu sắc hơn là một vùng trắng toác vô duyên trong bức ảnh (đương nhiên nếu bạn chủ ý chụp như vậy thì mình không nói).
Trước khi bấm máy, hãy quan sát màn hình LCD hoặc thanh đo sáng để xem rằng liệu bức ảnh có bị cháy hay không. Nếu có thì hãy hạ giá trị ISO xuống đầu tiên. Nếu vẫn cháy sáng, hãy tăng tốc độ chụp lên. Còn giá trị khẩu độ thì đừng để ở các giá trị như f/15 hay f/22, bạn chụp ra sẽ như điện thoại vậy.
Hãy chú ý đến ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố quan trọng nhất trong nhiếp ảnh, không cần phải bàn cãi. Nếu bạn chụp một bức ảnh đúng sáng thì bạn đã đi được một bức dài đến cái đích là có được bức ảnh đẹp rồi đấy. Nhưng bao nhiêu ánh sáng là đủ? Điều đó không hoàn toàn phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời.
Thường thì, mục đích của chúng ta ở đây là cân bằng lượng ánh sáng giữa chủ thể và hậu cảnh phía sau. Thậm chí là bức ảnh của bạn ở trong một điều kiện ánh sáng mặt trời lý tưởng nhất thì bạn cũng có thể rơi vào cảnh tiền cảnh và chủ thể tối om còn hậu cảnh thì đủ sáng.
Chú ý đến cường độ của ảnh sáng.
Những mẹo chụp ảnh cho người mới nếu ánh sáng có cường độ quá mạnh đều này có thể gây tương phản mạnh và mất chi tiết cũng như sự khó chịu cho người xem, đây là vấn đề thường thấy đối với thể loại ảnh chân dung.
Khi đó có một số cách giải quyết như dùng tấm hắt sáng đều làm mềm ánh sáng, hay điều chỉnh lại ánh đèn (đối với studio) hoặc di chuyển chủ thể đến một nơi có ánh sáng dễ chịu hơn – hoặc là chờ cho đến khi nào ánh sáng dễ chịu hơn (đối với ảnh phong cảnh), có một khái niệm là giờ vàng, thường là từ 6h-8h sáng và từ 4h-6 giờ chiều khi đó ánh sáng dễ chịu nhất trong ngày bạn có thể đi chụp vào khung giờ này.
Qua bài viết trên đã cho các bạn biết về những mẹo chụp ảnh cho người mới cơ bản nhất. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với các bạn. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết nhé.
>>Xem thêm :TOP 5 địa điểm chụp ảnh cưới ở Tam Đảo đẹp nhất 2021
Mỹ Phượng-tổng hợp
Tham khảo ( vuanhiepanh, topthuthuat, … )
Discussion about this post