Khám phá đám cưới ở Nhật Bản cũng như nhiều quốc gia khác, phong tục cưới của người dân Nhật Bản cũng có những nét rất riêng. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé.
Khám phá đám cưới ở Nhật Bản

Nhật Bản, là một quốc gia thuộc châu Á, nên sẽ có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam chúng ta, và trong đó, tục lệ về cưới hỏi cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, đám cưới trong nghi thức của người Nhật cũng có những đặc trưng khác nhau.Hôn nhân nam nữ được chia thành hai loại. Đó là hôn nhân mai mối và hôn nhân tự do.
Hôn nhân mai mối tức là hôn nhân do sự sắp đặt trước của hai gia đình, do đính ước từ lúc còn bé và hôn nhân tự do tức là nam nữ tự do tìm hiểu nhau, yêu nhau và tiến tới hôn nhân đôi lứa. Mặc dù là đất nước phát triển, hòa nhập với thế giới, nhưng nhật bản vẫn duy trì song song nhiều hình thức đám cưới khác nhau. Với mong muốn các bạn hiểu sâu hơn về nền văn hóa truyền thống của Nhật Bản, nên bài viết này sẽ tập trung chủ yếu về đám cưới theo phong cách truyền thống
Xem thêm Những địa điểm chụp ảnh cưới Đà Lạt đẹp mê hút hồn cho các cặp đôi
Nghi thức đám cưới ở Nhật Bản theo kiểu truyền thống
Khi tìm hiểu kỹ đám cưới truyền thống ở Nhật Bản có thể bạn sẽ bất ngờ trước những điểm giống với người Việt và điểm độc đáo riêng biệt của đất nước mặt trời mọc này, cụ thể như sau:
Xem ngày cưới
Cũng giống với Việt Nam, trong phong tục cưới của người Nhật cũng tiến hành xem ngày tốt xấu để chọn ra ngày giờ đẹp tổ chức đám cưới. Dù gọi là mê tín, nhưng suy cho cùng thì mục đích cuối cùng của những người làm cha, làm mẹ đều là luôn mong muốn hôn nhân của con cái bền vững, dài lâu và thuận buồm xuôi gió.
Trước khi thực hiện tổ chức lễ cưới chính thức
Trước khi lễ cưới chính thức được diễn ra thì gia đình nhà gái sẽ tổ chức một bữa tiệc để chia tay và thể hiện tình cảm với con gái của mình. Ở bữa tiệc này, cô dâu không chỉ chia tay gia đình và người thân mà còn chia tay cả hàng xóm, bạn bè nữa.
Và tất nhiên, trong một buổi liên hoan không kém phần quan trọng này, cô dâu cũng sẽ nhận được vô vàn lời chúc phúc trân thành từ những người xung quanh.
Trong lễ cưới chính thức
Dù là người Việt hay người Nhật Bản thì khi bước vào lễ cưới chính thức sẽ đều mặc những bộ trang phục đặc biệt riêng. Nếu người Việt Nam mắc áo dài trong ngày cưới, thì những cô dâu Nhật cũng khoác lên mình bộ Kimono truyền thống.
Tuy nhiên, Kimono dành cho ngày cưới sẽ được thiết kế không sặc sỡ mà là Kimono màu trắng, đội cùng với chiếc mũ trắng được che kín đầu tên là tsuno-kakushi có nghĩa là để giấu sừng.
Theo quan niệm của người Nhật, chiếc mũ chính là biểu tượng cho đời sống vợ chồng sung túc, hòa thuận và hạnh phúc sau này. Ngoài ra, cũng còn có ý nghĩa là để gạt bỏ đi sự ghen tuông của phụ nữ. Đối với chú rể thì sẽ mặc kimono có gắn gia huy và quần chúng, được gọi là hakama.
Lời mời tới dự lễ cưới

Đừng mong đợi một tấm thiếp lưu lại ngày tháng hay một lời mời đến dự lễ cưới hài hước từ bạn bè của bạn. Ở Nhật Bản, lời mời được thông báo khá gần ngày cưới (có thể là 2 tháng trước ngày cưới) và xuất hiện dưới dạng một tấm thiệp truyền thống , không phải do chính cặp vợ chồng gửi mà là của cha của họ.
Ngôn ngữ tiếng Nhật được sử dụng cho lời mời đám cưới là rất lịch sự và trịnh trọng và vì thế câu trả lời của bạn cũng nên như vậy. Thông thường sẽ có một thẻ khác được gửi kèm theo để bạn gửi lại lời phúc đáp. Khi trả lời, bạn phải nói rõ là bạn sẽ tham dự hay không và bên cạnh một câu trả lời lịch sự.
“Thời hạn” để trả lời lời mời cưới là khi nào?
- Khi nhận được thư (thiệp) mời cưới, hãy trả lời sớm nhất có thể, về cơ bản là trong vòng 2~3 ngày, muộn nhất là trong vòng một tuần. Bởi lẽ cô dâu chú rể cần một khoảng thời gian để tổng hợp lại các lời trả lời để quyết định số ghế ở hội trường lễ cưới.
- Trong trường hợp muốn từ chối, không thể tham dự, thì bạn không nên trả lời ngay lập tức
- Trường hợp bất đắc dĩ bạn không buộc phải vắng mặt trong lễ cưới được mời thì không nên trả lời ngay lập tức mà hãy để sau vài ngày hoặc một tuần hãy trả lời nhé. Điều này để thể hiện tâm ý là trong khoảng thời gian vừa rồi, bạn đã cố gắng điều chỉnh hết sức để tham gia lễ cưới nhưng không thể.
- Tuy nhiên, bạn hãy chú ý không gửi lời từ chối gần sát ngày lễ cưới diễn ra nhé. Trong trường hợp cần nhiều thời gian để cân nhắc việc có tham dự hay không, bạn hãy liên lạc bằng SNS hoặc điện thoại để hỏi xem bạn có thể trả lời thư mời trong khoảng thời gian nào. Thông thường, nếu không chắc chắn về việc tham dự, người Nhật sẽ trả lời là sẽ vắng mặt.
Quy tắc ứng xử khi viết bưu thiếp trả lời
- (1) Viết bằng bút mực đen.
- Ở Nhật Bản, quy tắc là phải viết bút lông đen hoặc bút máy để trả lời thiệp mời. Nếu dùng bút bi đen thì cũng không vấn đề gì nhưng nếu sử dụng màu khác ngoài màu đen là không nên.
- (2) Nếu muốn hiệu chỉnh: hãy sử dụng thước kẻ
- Trong trường hợp bạn viết lỗi, hãy kẻ 2 đường thẳng lên chữ bằng thước kẻ nhé.
Cách viết ở mặt trước thiệp trả lời mời cưới
- (1) Ở dòng địa chỉ, sửa nơi gửi đến (người nhận) thành 様(sama)
- Ở mặt trước của “thiệp dùng để trả lời” được đi kèm trong thư mời, nhiều trường hợp được điền sẵn địa chỉ và tên của người tổ chức lễ cưới, ở dưới phần tên thường có chữ 「行」hoặc「宛」.Nếu cứ để nguyên「行」・「宛」 mà gửi đi như vậy sẽ thành bất lịch sự. Nên hãy dùng thước, một cách cẩn thận để gạch đi và sửa. Khi gạch nếu chữ viết dọc thì ta dùng gạch dọc, nếu chữ viết ngang thì ta dùng gạch ngang.
- Ngoài ra còn có một cách khác (hướng tới những người cấp cao) được gọi là 「寿消し」(kotobukikeshi) tức là thay vì dùng 2 dòng kẻ thì ta dùng 「寿」viết đè lên rồi viết chữ 様 ở bên cạnh. (ảnh minh họa)
Xem thêm Tổ chức tiệc cưới mùa Covid – 19 điều bạn cần lưu ý
Cách viết ở mặt sau trước thiệp trả lời mời cưới
Xóa 「御(芳)」bằng 2 dòng kẻ.
Khám phá đám cưới ở Nhật Bản đầu tiên, hãy khoanh tròn vào một trong hai mục “tham dự” 出席 hoặc vắng mặt 欠席.
Tiếp theo những phần có kính ngữ 「御(芳)」mà hướng tới mình như là「御出席」「御住所」「御芳名」hãy xóa đi như đã trình bày ở phần trước.
Ngoài ra, tạp chí cũng xin gợi ý bạn nên thêm các từ như 「慶んで(喜んで)」ở trước hay 「させていただきます」ở phía sau từ 「出席」(như hình minh họa)
Trường hợp bạn định dẫn trẻ con theo cùng thì nhớ xác nhận với cô dâu chú rể rồi viết tên bé vào cùng nhé.
Một gợi ý nữa là trong trường hợp bạn vắng mặt, nếu có thể, bạn nên gửi điện mừng sao cho đến vào đúng ngày diễn ra lễ cưới, cô dâu chú rể chắc chắn sẽ rất cảm kích.
Về ngày tổ chức lễ cưới
Cũng giống như các quan niệm dân gian và tín ngưỡng ở nước ta, người Nhật tin rằng không chỉ riêng lễ cưới, mà các hoạt động như xây nhà, mua nhà, khai trương, … Đều phụ thuộc rất nhiều vào ngày giờ làm lễ. Chính vì thế, ngày tổ chức lễ cưới được đôi bên gia đình chọn lựa cẩn thận, với mong muốn hạnh phúc, vui vẻ, tránh điềm xấu đến với đôi tân lang tân nương.
Trước lễ
Trước khi tổ chức lễ cưới, phía nhà cô dâu sẽ viếng thăm chùa chiềng, hoặc tổ chức một bữa tiệc chia tay con gái, cũng là lúc để cô dâu chào tạm biệt hàng xóm, láng giềng. Lễ cưới chính thức được tổ chức tại nhà chú rể.
Trang phục cưới

Khám phá đám cưới ở Nhật Bản nếu như tại nước ta, cô dâu sang nhà chú rể trong chiếc áo dài truyền thống với màu sắc sặc sỡ, thì tại Nhật, cô dâu sẽ mặc một bộ kimono trắng khi sang nhà chồng. Trang phục truyền thống này có một chiếc mũ trắng trùm đầu, được gọi là tsuno-kakushi. Chiếc mũ được trùm kín đầu được coi là biểu tượng cho sự gạt bỏ tính ghen tuông của phụ nữ, để đời sống vợ chồng được hòa thuận hơn.
Chú rể sẽ mặc bộ hakama, tức kimono có đính gia huy mặc với quần chùng.
Trên đây Anhcuoi.vn đã cung cấp đến bạn đọc các thông tin về khám phá đám cưới ở Nhật Bản những nét độc đáo. Hy vọng nhưng thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành nhiều thời gian để xem qua bài viết này nhé.
Lộc Đạt – Tổng hợp & chỉnh sửa
Tham khảo ( japagazine.com, blogcuoi.vn, … )
Discussion about this post